Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

Sẹo phì đại là gì? Sẹo lồi là gì? Cách chăm sóc da khi bị sẹo

Sẹo phì đại là gì? Sẹo lồi là gì? Chắc hẳn có nhiều người không phân biệt rõ được 2 loại sẹo này, qua bài viết này hãy cùng thẩm mỹ viện trị sẹo tìm hiểu về khái niệm trên và cách chăm sóc da khi bị sẹo nhé! 

Sẹo phì đại là gì


Sẹo phì đại có tên khoa học là: hypertrophic scar. Sẹo phì đại là những vết sẹo nhô lên khỏi bề mặt da, màu đỏ hồng, có kích thước và hình dạng tương ứng với vết thương. Đối với sẹo phì đại thì chúng ta không cần điều trị cũng có thể tự trở thành sẹo bình thường sau 6-12 tháng.

Sẹo lồi là gì

Sẹo lồi có tên khoa học là: Keloid scar.  Vết sẹo sẽ đắt đầu sau vài tháng khi bị thương, là một khối đỏ hồng, kích thước thay đổi tùy thuộc tổn thương da. Lúc đầu, Sẹo có giới hạn rõ, bề mặt căng bóng thấy được các mạch máu giãn bên dưới, mật độ hơi cứng như khối cao su. Sau đó, trong vòng năm đầu sau tổn thương, khối này sẽ phát triển quá mức nhưng lành tính, lan rộng và ra xa khỏi vị trí của vết thương ban đầu.

Sẹo lồi có hình dạng không đều, bề mặt nhẵn bóng, sậm màu và cứng hơn so với da lành vùng xung quanh sẹo. Tổn thương sẹo lồi thường có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so với phần gốc. Bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự, của các mô sợi trong lớp bì. Sẹo lồi thường không gây cảm giác khó chịu gì ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số sẹo lồi có thể gây ngứa, hơi đau hoặc cảm giác căng cứng.

Như vậy sẹo lồi có kích thước, độ nhô cao và thời gian tồn tại lâu hơn so với sẹo phì đại. Những người có cơ địa bị sẹo lồi sẽ phải chú ý hơn so với người khác.

Cách phòng ngừa hình thành sẹo

Sẹo xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi xuất hiện vết thương, cơ thể chúng đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.

Theo y học, cơ thể hồi phục sau tổn thương được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức.

Thông thường, cơ thể sẽ cần từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này, nhưng nếu bạn tuân thủ các lời khuyên sau đây thì có thể rút ngắn thời gian phục hồi và khả năng để lại sẹo sẽ giảm đi tối đa đấy.

Cách chăm sóc vết thương

1, Rửa vết thương thật sạch:

– Dùng NaCl 0,9% hoặc Povidine (Betadin)

– Không dùng cồn, thuốc tím -> tổn thương tế bào lành -> để lại sẹo

– Dùng gạc thấm khô

2, Băng vết thương cẩn thận:

– Che vết thương khỏi bụi bẩn và tia UV ( khoảng 4 tuần, giai đoạn tăng sinh Collagen để tái tạo và làm liền vết thương)

– Không để dính nước vào vết thương dễ gây nhiễm trùng

3, Không bóc vảy khi vết thương đang lành:

– Để vảy bong tự nhiên, không được cậy

4, Sử dụng Gel trị sẹo – LCE Balm, Rejuvasil, Scarguard

– Ngay khi có vết thương hở, chảy máu để LCE Balm ngăn cản việc tăng sinh Collagen nhóm III ( nhóm Collagen hình thành sẹo) mà kích thích Collagen nhóm I và nhóm V (nhóm làm liền sẹo và làm lành vết thương)

– khi sẹo đã hình thành thì có thể dùng loại Rejuvasil hoặc Scarguard

5, Bổ sung Vitamin, kẽm, đạm bằng

– Thực phẩm: thịt, sữa, gan, cá, các loại đậu, củ quả, trái cây

6, Kiêng (khoảng 40 – 60 ngày đầu, giai đoạn tái tạo)

– Rau muống, rau má và tảo xanh: có chứa thành phần Chlorophyll làm tăng Collagen nội sinh

– Đồ tanh, hải sản: gây ngứa

– Thịt bò và các chế phẩm từ thịt bò: gây màu thâm hơn các vùng da xung quanh vết thương

– Lòng trắng trứng: gây loang lổ màu da

Trên đây là những thông tin và khái niệm về sẹo lồi, sẹo phì đại và cách chăm sóc làn da khi bị sẹo. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn thông tin.

Chúc bạn thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

4 Lý do khiến quá trình lão hóa nhanh hơn - Bạn nên tránh

Để có một sức khỏe tốt và làn da đẹp thì không thể nào không biết việc kiêng cử như: tránh thức khuya, ăn đồ nóng, uống trà sữa quá nhiều,.....